Mỗi khi mở thẻ tín dụng bạn sẽ nghe nhắc đến hạn mức tín dụng, cũng như sẽ có nhiều hạn mức để bạn lựa chọn. Ngoài ra thì hạn mức cũng không bao giờ cố định và nó sẽ thay đổi. Vậy nên, để tăng hoặc giảm hạn mức khi sử dụng thẻ tín dụng. Vậy bạn đã biết hạn mức tín dụng là gì chưa? Và hạn mức sẽ thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố gì? Cũng như các đăng tăng hạn mức như thế nào? Tất cả sẽ được Kreshesky.com giới thiệu đến bạn đọc trong bài viết này!
Hạn mức tín dụng là gì?
Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà người sử dụng thẻ ngân hàng có được phép sử dụng. Có nhiều tiêu chí để xác định đăng ký hạn mức thẻ tín dụng cho người dùng. Như là: Điểm tín dụng, hồ sơ tài chính, mức thu nhập và lịch sử tín dụng. Người dùng cũng có thể yêu cầu điều chỉnh hạn mức với bên cung cấp tín dụng.
Để bạn dễ hiểu hơn, là khi bạn sử dụng một thẻ tín dụng ngân hàng với hạn mức lên đến 10 triệu đồng. Và khi bạn sử dụng 5 triệu đồng để thanh toán chi tiêu thì hạn mức sẽ trừ đi số tiền tương ứng. Đồng nghĩa lúc này hạn mức trong thẻ tín dụng của bạn chỉ còn lại 5 triệu đồng. Càng sử dụng thì hạn mức sẽ càng giảm dần xuống cho đến khi thẻ ngân hàng của bạn giảm tới mức tối đa. Sau đó bạn cần thanh toán nợ để có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ từ thẻ tín dụng của mình. Lưu ý là nếu bạn thanh toán nợ chậm, ngân hàng sẽ tính thêm lãi suất nợ cho bạn.
Hạn mức tín dụng ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố. Nếu bạn lần đầu sử dụng thẻ tín dụng, thì có nghĩa bạn vẫn chưa có điểm và lịch sử tín dụng. Hạn mức của bạn sẽ tùy thuộc nhiều vào mức thu nhập và hồ sơ tài chính. Về bản chất, thì thẻ tín dụng hoạt động với hình thức bạn mượn nợ ngân hàng, sau đó thanh toán nợ khi đến hạn. Vậy nên, ngân hàng sẽ đánh giá mức độ uy tín của bạn để xét hạn mức tín dụng cho thẻ ngân hàng bạn sử dụng.
Yếu tố ảnh hưởng hạn mức tín dụng
Khi đăng ký thẻ tín dụng tại ngân hàng bạn sẽ biết được hạn mức tín dụng của mình. Và bạn cũng có thể đăng ký tăng hạn mức tín dụng. Vì không có sự cố định đối với hạn mức tín dụng. Trong quá trình sử dụng nếu bạn cũng có thể đăng ký nâng hạn mức tín dụng, nếu ngân hàng thấp bạn đủ điều kiện sẽ chấp nhận nâng hạn mức.
Nhìn chung, hạn mức thẻ tín dụng của bạn sẽ phụ thuộc vào 4 yếu tố sau là chủ yếu:
- Thu nhập cá nhân: Yếu tố chính để ngân hàng đánh giá hạn mức tín dụng cho bạn. Hạn mức tín dụng của bạn sẽ phụ thuộc nhiều vào mức thu nhập cá nhân của bạn. Và mức thu nhập của bạn tăng lên bạn cũng có thể đăng ký nâng hạn mức tín dụng.
- Giá trị tài sản: Những sản phẩm tài chính như sổ tiết kiệm, bất động sản, bảo hiểm nhân thọ,… có thể sử dụng để nâng hạn mức thẻ tín dụng.
- Điểm tín dụng: Uy tín tín dụng của bạn đã có tại các ngân hàng trước đây.
- Lịch sử tín dụng: Ngân hàng sẽ tra CIC và đánh giá lịch sử sử dụng của bạn.
Hạn mức tín dụng tăng như thế nào?
Về cơ bản là có 2 cách tăng hạn mức tín dụng. Đó là nâng hạn mức tự động hoặc yêu cầu ngân hàng nâng hạn mức.
Nâng hạn mức tín dụng tự động
Thông thường thì khi mức thu nhập tăng lên sẽ dẫn đến nhiều chi tiêu hơn. Lúc này, khi mức thu nhập của bạn đã tăng lên so với trước, các ngân hàng sẽ đánh giá và tự động xem xét tăng hạn mức thẻ tín dụng cho bạn.
Khi hạn mức của bạn tự động tăng lên bạn sẽ nhận được thông báo thay đổi từ ngân hàng. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với ngân hàng để giữ nguyên hạn mức cũ.
Yêu cầu ngân hàng tăng hạn mức
Bạn có thể đăng ký tăng hoặc giảm hạn mức tín dụng tại ngân hàng. Các ngân hàng sẽ có thủ tục khác nhau, bạn nên trình bày mong muốn của mình với nhân viên để được hướng dẫn thủ tục.
Trong trường hợp bạn muốn tăng hạn mức thẻ tín dụng của mình, ngân hàng sẽ xem xét các các điều kiện. Ngân hàng sẽ tăng hạn mức thẻ cho bạn nếu thấy đủ điều kiện.
Lời kết
Sử dụng thẻ tín dụng thì quan trọng nhất vẫn luôn là hạn mức tín dụng bao nhiêu. Hiện tại, bạn có thể sử dụng được đến tối đa hạn mức có trong thẻ tín dụng. Và khi rút tiền thì chỉ có thể khoảng 50% hạn mức trong thẻ tín dụng. Và bài viết này là toàn bộ thông tin cơ bản về hạn mức tín dụng là gì được Kreshesky.com tổng hợp và chỉ mang tính chất tham khảo. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về hạn mức thẻ tín dụng, hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng, và tốt nhất là nên đến gặp nhân viên ngân hàng để được tư vấn. Theo dõi Kreshesky.com để đọc thêm nhiều bài viết khác trên thị trường tài chính nhé!
Tổng hợp: Kreshesky.com